Lắp ụ chống va trôi tại chân cầu vượt, hầm chui: Giải pháp hữu hiệu giảm hậu quả TNGT

 
Chia sẻ

Các ụ chống va trôi đang được lắp đặt thí điểm tại một số vị trí thường xuyên xảy ra tai nạn trên địa bàn Hà Nội để theo dõi, đánh giá hiệu quả trong việc giảm hậu quả của các vụ tai nạn giao thông.

Lap u chong va troi tai chan cau vuot, ham chui: Giai phap huu hieu giam hau qua TNGT   - Hinh anh 1
Các phương tiện chạy tốc độ cao, nếu đâm phải các dải phân cách cứng thường để lại thiệt hại nặng nề 

Nhiều năm hành nghề taxi tại Hà Nội, anh Lê Xuân Nghĩa, ở Mỹ Đình, Hà Nội không ít lần chứng kiến các vụ TNGT ô tô đâm vào dài phân cách tại các chân cầu vượt. Nhẹ thì ô tô bị móp đầu, xe treo trên dải phân cách, nặng thì phương tiện bị lật hoặc xẻ làm đôi. Nguyên nhân một phần là phương tiện chạy với tốc độ nhanh, đâm vào dải phân cách cứng bằng bê tông nên thường gây thiệt hại nặng về người và tài sản.

Vì vậy, khi thấy cơ quan chức năng lắp đặt cọc tiêu cao su và ụ nổi bằng cát, anh Nghĩa rất mừng vì nếu không may tài xế nào bị đâm vào dải phân cách, cột cao su và ụ nổi sẽ hấp thu một phần lực đâm, giảm nhẹ hậu quả.

Anh Lê Ngọc Quang, lái xe khách chạy tuyến Hà Nội – Mộc Châu cũng cho biết, tại một số vị trí cong cua trên QL 6 đã được lắp đặt một số ụ xoay hoặc lốp cao sụ, giúp giảm đáng kể hậu quả nếu không may xảy ra va chạm. Do vậy, tại các đường đô thị, nếu được lắp đặt tại các khu vực cầu vượt sẽ rất hiệu quả trong việc giảm thiểu hậu quả các vụ va chạm: Dùng cái ụ cao su này sẽ an toàn hơn nhiều so với ụ bê tông với ụ sắt. Xảy ra va chạm sẽ giảm thiểu được nhiều thiệt hại.

Lap u chong va troi tai chan cau vuot, ham chui: Giai phap huu hieu giam hau qua TNGT   - Hinh anh 2
Một ụ chống va trôi đang được thí điểm ở Hà Nội 

Ông Nguyễn Hoàng Hải, Trưởng phòng Đèn tín hiệu giao thông, Ban Duy tu, Sở GTVT Hà Nội - đơn vị lắp đặt những ụ nổi chống va trôi cho biết, bên trong được đổ cát hoặc nước, giúp hấp thụ lực va chạm, bên ngoài được quấn phản quang giúp tăng cảnh báo về ban đêm cho các phương tiện tham gia giao thông. Thiết bị này đã được lắp đặt thí điểm tại một số vị trí như: hầm chui Thanh Xuân, cầu vượt Ngã Tư Sở, cầu Vĩnh Tuy, đường ra vào Đại lộ Thăng Long, …

Tại các vị trí này  thường xuyên xảy ra sự cố giữa ô tô đâm vào dải phân cách, nhất là ban đêm. Từ đầu năm 2020 đến nay, qua theo dõi thực tế tại các điểm này đã giảm được hậu quả của những vụ đâm va:

Thường thường khi phương tiện đâm va vào thì do lực va chạm và tác dụng của ụ chông va xô này thì xe có thể không bị nặng như ngày xưa, sau đấy người ta có thể đi được ngay, không gây hư hỏng về phương tiện và thương vong về người, ông Hải nói.

Ông Nguyễn Hoàng Hải cũng cho biết, hiện nay, Sở GTVT Hà Nội đang tiếp tục theo dõi, đánh giá hiệu quả của thiết bị này trước khi áp dụng rộng rãi trên toàn Thành phố.

Theo VOV Giao thông

Tin liên quan