|
Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Minh Đức tặng hoa cho các khách mời tham gia buổi tọa đàm, giao lưu trực tuyến "Giải pháp để hút khách đến với vận tải công cộng”. Ảnh: Phạm Công |
Hà Nội đã trở thành một đại đô thị về quy mô dân số và phương tiện cá nhân với hơn 8 triệu người, gần 7,5 triệu xe. Ùn tắc giao thông (UTGT) đang diễn biến phức tạp, ô nhiễm môi trường ngày càng đáng lo ngại hơn. Trong bối cảnh đó, mạng lưới Vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) của Thủ đô mới đáp ứng dưới 15% nhu cầu đi lại. Sức hút của VTHKCC chưa thực sự lan toả được đến đại bộ phận Nhân dân.
Theo kế hoạch đã được Chính phủ và UBND TP Hà Nội giao, mạng lưới VTHKCC của TP đến năm 2030 phải đáp ứng tối thiểu 40% nhu cầu đi lại, góp phần giảm thiểu phương tiện cá nhân, qua đó hạn chế UTGT và ô nhiễm môi trường.
Với mong muốn nhìn nhận rõ những khó khăn, bất cập, tồn tại, tìm ra giải pháp, chiến lược phát triển lâu dài, bền vững hiệu quả cho VTHK, hôm nay, báo Kinh tế & Đô thị tổ chức cuộc toạ đàm: “Giải pháp để hút khách đến với vận tải công cộng”.
Buổi tọa đàm nhằm đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; nâng cao ý thức của người dân khi tham gia giao thông, xây dựng văn hóa giao thông, góp phần xây dựng trật tự, văn minh đô thị và bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn Hà Nội và cả nước. Đồng thời, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong triển khai Quyết định 876/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí methane của ngành GTVT.
Buổi tọa đàm cũng nhằm mục đích thực hiện Kế hoạch số 235/KH-UBND của UBND TP Hà Nội thực hiện Nghị quyết số 48/NQ-CP của Chính phủ về “Tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2022 - 2025”; đặt mục tiêu vận tải hành khách công cộng đạt 30 - 35% vào năm 2025.
Ngoài ra, tọa đàm cũng nhằm thực hiện Kế hoạch triển khai Chương trình truyền thông “Vì An toàn giao thông Thủ đô” năm 2022, báo Kinh tế & Đô thị tổ chức tọa đàm “Giải pháp để hút khách đến với vận tải công cộng”.
|
Các khách mời tham gia buổi tọa đàm. |
Nội dung của tọa đàm trực tuyến “Giải pháp để hút khách đến với vận tải công cộng” cũng sẽ góp phần tạo diễn đàn để thảo luận, trao đổi những chủ trương, chính sách để phát triển vận tải hành khách công cộng, giảm phương tiện cá nhân, giảm ùn tắc và bảo vệ môi trường, đề xuất giải pháp phát triển vận tải hành khách, nâng cao chất lượng dịch vụ. Từ đó, tạo ra sự thay đổi trong thói quen đi lại của người dân.
Ban tổ chức hi vọng, tọa đàm “Giải pháp để hút khách đến với vận tải công cộng” sẽ đóng góp một phần nhằm nâng cao nhận thức và sự đồng thuận trong dư luận xã hội về lợi ích của vận tải hành khách công cộng trên địa bàn Hà Nội nói riêng, cả nước nói chung.
|
Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị phát biểu tại buổi tọa đàm “Giải pháp để hút khách đến với vận tải công cộng”. Ảnh: Phạm Công |
Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Minh Đức - Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị cho biết: "Từ năm 2012 đến nay, UBND TP Hà Nội đã và đang giao cho báo Kinh tế & Đô thị thực hiện chương trình truyền thông “Vì an toàn giao thông Thủ đô”. Hôm nay, chúng tôi tổ chức tọa đàm liên quan đến vấn đề giao thông công cộng trong bối cảnh cả thế giới và Việt Nam đều đang cố gắng phục hồi kinh tế - xã hội sau hơn hai năm xảy ra đại dịch Covid-19.
Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến các loại hình giao thông, trong đó có loại hình giao thông công cộng, doanh thu của ngành vận tải công cộng bị ảnh hưởng trầm trọng, đến nay mới chỉ phục hồi được 60%. Trong khi đó, chủ trương của UBND TP Hà Nội là phát triển giao thông công cộng. Để góp phần thực hiện hiệu quả chủ trương này, báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với các cơ quan chức năng, sở GTVT tổ chức tọa đàm liên quan đến giao thông công cộng.
Buổi tọa đàm nhằm thông qua các phương tiện truyền thông để truyền tải thông điệp của chuyên gia giao thông, những người trực tiếp đang làm trong ngành giao thông vận tải công cộng về thực trạng, lợi ích và những giải pháp trong thời gian tới để người dân có ý thức hơn trong việc tham gia giao thông công cộng cũng như thể hiện trách nhiệm của TP Hà Nội trong việc đầu tư phát triển mạng lưới giao thông công cộng, góp phần giúp TP Hà Nội sớm đạt được những mục tiêu đang đặt ra về môi trường, sức khỏe, giảm ùn tắc giao thông, ô nhiễm tiếng ồn…".
"Thay mặt Ban tổ chức, chúng tôi xin cảm ơn các chuyên gia, khách mời luôn gắn bó với báo Kinh tế & Đô thị trong thời gian qua đã luôn đồng hành với báo trong việc tuyên truyền về an toàn giao thông, giúp cho người dân Hà Nội nói chung và độc giả của báo Kinh tế & Đô thị nói riêng có thêm những thông tin bổ ích về giao thông công cộng…." - Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị Nguyễn Minh Đức nhấn mạnh.
Bạn NGUYỄN MINH TRÍ hỏi:
Để có cái nhìn khái quát nhất về bức tranh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, xin ông cho biết vài nét tổng thể về Hệ thống vận tải hành khách công cộng Hà Nội hiện nay. Có những loại hình nào? Bao nhiêu tuyến, bao nhiêu phương tiện? đạt sản lượng vận chuyển bao nhiêu hành khách/năm? Ông có nhận xét thế nào về thế mạnh và điểm yếu của xe buýt, của Đường sắt đô thị?
|
ÔNG THÁI HỒ PHƯƠNG Phó giám đốc Trung tâm quản lý và điều hành giao thông công cộng Hà Nội trả lời câu hỏi của độc giả. |
Mạng lưới vận tải công công của Hà Nội hiện nay có 154 tuyến với 132 tuyến trợ có giá… hệ thống vận tải đã phổ cập đến tất cả quận, huyện. Trong 9 tháng đầu năm 2022, hệ thống xe buýt đã thu hút được 215 triệu lượt hành khách, đạt doanh thu đạt trên 400 tỷ… Như vậy, có thể khẳng định, hệ thông vận tải công cộng trên địa bàn TP đã cơ bản phục hồi, đáp ứng như cầu đi lại của người dân.
Cùng với việc phục hồi, hệ thống vận tải công cộng tại Thủ đô ngày càng đa dang về tuyến và loại hình phương tiện. Hiện nay, Hà Nội đã bổ sung thêm các tuyến xe buýt điện. Đồng thời, đang từng bước thay thế các phương tiện cũ. Thí điểm triển khai một số điểm sử dụng năng lượng mặt trời tại một số nhà chờ để người dân tra cứu kịp thời; xây dựng hệ thống vé thông minh, liên thông giữ xe buýt và tàu điện… theo hướng có lợi cho người dân để khuyến khích người dân tham gia sử dụng vận tải công cộng.
Từ khi có Nghị quyết 07 ra đời, số người tham gia, sử dụng xe buýt từ 20.000 người lên đến 500.000 người như hiện nay, tương đương khoảng 10 tỷ đồng/tháng. Chính sách này rất nhân văn, nhận được sự ủng hộ của Nhân dân…. Điều này cũng lý giải tại sao, trợ giá cho xe buýt vẫn tăng dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, sản lượng vận tải giảm.
Vai trò của vận tải hành khách khối lượng lớn là "xương sống" của hạ tầng đô thị, chúng tôi rất vui mừng khi tuyến đường sắt đô thị đi vào hoạt động. Đường sắt đô thị tăng cũng tác động giúp xe buýt phát triển hơn. Thông qua buổi tọa đàm hôm nay, chúng tôi mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp của người dân để đưa ra những điều chỉnh, tăng tính kết nối giữa đường sắt đô thị và xe buýt. |
Bạn NGUYỄN BÁ TUYỀN – ĐỐNG ĐA, HÀ NỘI hỏi:
Giải pháp nào để đường sắt đô thị phát triển thành công và bền vững?
|
Ông VŨ HỒNG TRƯỜNG Tổng Giám đốc Hanoi Metro Hà Nội trả lời câu hỏi của độc giả. |
Đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông hoạt động đến nay đã được gần 1 năm và đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ về số lượng hành khách, về chất lượng phục vụ và văn hóa đi tàu của hành khách.
Chúng tôi rút ra bài học là, để thành công trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng bằng tàu điện, cần có cách tiếp cận và giải pháp riêng, không thể áp dụng những phương thức thực hiện trước của bất cứ quốc gia nào.
Hiện nay, nhiều người đánh đồng vận tải công cộng và vận tải hành khách liên tỉnh. Vận tải hành khách công cộng được hiểu là phục vụ đám đông đi lại thường xuyên trong đô thị và các vùng lân cận với nhu cầu lên xuống liên tục.
Có 7 bài học chính, chúng tôi đã rút ra được, cụ thể: Luôn lắng nghe, nghiên cứu nhu cầu và đặc tính đi lại của hành khách để điều chỉnh thời gian, tần xuất và dịch vụ sao cho phù hợp với thực tế.
Tạo điều kiện tốt nhất cho người dân tiếp cận với xe buýt và nhà ga đường sắt, nhưng hạn chế tối đa ngân sách của TP.
Cùng đó, phải có chính sách giá vé linh hoạt, phù hợp với nhiều đối tượng. Như, quãng đường dài thì trả tiền nhiều, đi ngắn thì trả tiền ít, vé tháng được kích hoạt trong 30 ngày, kể từ ngày đăng ký và có vé ngày dành cho người dân đi trải nghiệm.
Đồng thời, phải tăng cường kết nối hệ thống xe buýt công cộng và, xây dựng văn hóa tham gia giao thông công cộng ngay từ đầu. Khai thác tối đa tiềm năng thương mại tuyến, tập chung dịch vụ thương mại cho hành khách.
|
Bạn KHÁNH HUYỀN - BA ĐÌNH, HÀ NỘI hỏi:
Sinh viên là đối tượng sử dụng vận tải hành khách công cộng nhiều nhất. Với vai trò đại diện cho hàng vạn sinh viên của trường Đại học Thủ đô, cũng như theo kinh nghiệm cá nhân, chị nhìn nhận như thế nào về vai trò của xe buýt, đường sắt đô thị đối với hoạt động đi lại, phục vụ học tập cũng như đời sống của tầng lớp sinh viên?Trong Hội sinh viên của trường có khoảng bao nhiêu người? Bao nhiêu phần trăm trong số đó sử dụng xe buýt, tàu điện thường xuyên? Họ gặp những khó khăn cơ bản gì khi tiếp cận với xe buýt?
BÀ TRƯƠNG THỊ MINH HUYỀN Chủ tịch Hội sinh viên, trường Đại học Thủ đô Hà Nội:
|
Bà TRƯƠNG THỊ MINH HUYỀN trả lời câu hỏi của độc giả. Ảnh: Phạm Công |
Toàn bộ trường Đại học Thủ đô Hà Nội có số lượng hơn 10.000 sinh viên đang theo học tại nhiều ngành, nghề khác nhau; trong đó có khoảng hơn 6.000 sinh viên đang theo học trực tiếp tại các cơ sở chính của trường tại Hà Nội.
Trong đó, số lượng sinh viên tham gia VTHKCC chiếm 1/3 tổng số lượng, tương đương với 2.000 sinh viên, với các sinh viên sử dụng vé tháng rơi vào 1.000 - 1.500 theo thống kế của phòng sinh viên.
Thủ đô Hà Nội có hơn 8,5 triệu người, theo quy hoạch TP Hà Nội dự kiến có 30% lưu lượng vận tải liên quan tới giao thông, tương ứng con số 30.000 - 50.000 người tham gia giao thông.
Bản thân em tham gia giao lưu với nhiều trường, nhu cầu tham gia xe buýt rất lớn, dưới góc độ thực tiễn của các bạn sinh viên thông qua lắng nghe các bạn, đúc kết và chia sẻ tại Toạ đàm một số vấn đề có cả ưu và nhược điểm.
Ưu điểm đầu tiên là xe buýt giúp tiết kiệm 1 chi phí rất lớn khi giá vé liên tuyến là 100k/tháng không kể số lượng, số lượng chuyển đi; 1 tuyến là 55.000 - đây là một con số cực kì ấn tượng và còn có ưu đãi, hỗ trợ cho sinh viên nếu so với sử dụng các phương tiện xe máy và ô tô.
Vấn đề thứ 2 là sức khoẻ, sẽ được cải thiện khi ít hít phải khói bụi ô nhiễm nhiều hơn, với các bạn nữ sẽ tự tin hơn, khi không phải tiếp xúc với khói bụi ngoài đường nhiều da mặt sẽ đẹp hơn.
Một điểm cộng nữa sẽ rèn luyện thói quen đi bộ. Việc đi bộ từ 6.000 tới 10.000 bước mỗi ngày sẽ được nâng cao sức khoẻ, chủ động trong mặt thời gian, sẽ rèn luyện đúng giờ. Đây là những yếu tố quyết định tạo nên thành công của GTVTHKCC.
Đâu đó cũng có những mặt hạn chế, cần cải thiện để có thể nâng cao tỷ lệ sinh viên tham gia. Thứ nhất là về thời gian, việc tham gia VTHKCC, ví dụ như cơ sở 1 tại Dương Quảng Hàm di chuyển tới cơ sở 2 ở Sóc Sơn mất rất nhiều thời gian, khi đi bằng xe máy mất 45 phút; 35 - 40 phút nếu đi bằng ô tô. Vậy nếu các bạn sinh viên đi bằng xe buýt thời gian sẽ mất tối đa 2 tiếng.
Khi từ cổng trường tới trạm trung chuyển mất hơn 10' bắt chuyến tới UBND Cổ Nhuế rồi chuyển trạm để có thể tới đó rồi quay về.
Cở sở 1 tới cơ sở 3 nằm tại Vĩnh Phúc, Ba Đình mất 35 phút dù rất gần, không có trạm trung chuyển, việc mất nhiều thời gian như vậy sinh viên có tiết ở 2 cơ sở khác nhau sẽ không thể theo kịp.
Ở trên xe buýt có thể đọc sách, nghe nhạc, thư giãn; tuy nhiên thời gian sinh viên sử dụng xe buýt cũng là thời gian cao điểm, không có khoảng không gian riêng. Khi là những người đầu tiên đứng lên nhiều ghế cho khách, ví dụ như là phụ nữ, người già, trẻ em đang mang thai
Còn một vấn đề đó là, ứng xử trên xe buýt, thường gặp phải vấn nạn móc túi, hành vi không chuẩn mực trên xe buýt. Hoặc thời gian xe buýt chạy kết thúc quá sớm khi dừng vận chuyển vào 9 giờ tối, như vậy với các bạn tham gia đoàn hội nhà trường thường xuyên về muộn hơn qua thời gian phục vụ hay các bạn đi làm thêm, tăng ca... |
Bạn NGUYỄN HỒNG THÚY hỏi:
Với vai trò là một chuyên gia, theo ông, việc tiếp cận và dịch vụ vận tải công cộng cần cải thiện gì để hấp dẫn và có chất lượng cao hơn đối với mọi đối tượng hành khách? Và đối với người cao tuổi hiện nay, việc tiếp cận và dịch vụ vận tải công cộng cần cải thiện gì để hấp dẫn và có chất lượng cao hơn?
|
Ông NGUYỄN VĂN DƯ Chuyên gia giao thông trả lời câu hỏi của độc giả. |
Theo tôi, để thu hút khách đến với vận tải công cộng thì việc đầu tiên cần làm là phải phát triển hạ tầng giao thông công cộng. Tuy nhiên, nếu chỉ phát triển hạ tầng là chưa đủ mà cần có thêm nhiều giải pháp khác, và những giải pháp này phải có tính tích hợp với nhau.
Trước tiên, TP Hà Nội cần có một trung tâm điều hành chung để kiểm soát đầy đủi các phương tiện giao thông thông công cộng. Làm thế nào cho hành khách khi sử dụng phương tiện gia thông công cộng một cách thuận lợi nhất. Nếu làm được điều đó thì tự nhiên người dân sẽ thích và đến với vận tải công cộng thôi. Bởi sử dụng phương tiện vận tải công cộng vốn có nhiều lợi thế so với phương tiện cá nhân, mà lợi thế dễ nhận thất nhất là giá rẻ hơn rất nhiều. Đã rẻ rồi mà còn thuận tiện nữa thì ai mà ko thích đi chứ.
Ngoài ra, theo tôi, TP Hà Nội cũng cần có thêm giải pháp tổ chức lại giao thông, cụ thể hơn là tổ chức các bãi đỗ xe, nhất là ở khu vực trung tâm TP để thuận tiện hơn cho người đi xe công cộng. Đây là giải pháp nhiều nước phát triển trên thế giới đã làm và làm rất hiệu quả.
Tôi lấy ví dụ như ở Nhật Bản, số lượng phương tiện cá nhân của họ là rất lớn. Tuy nhiên, tỉ lệ người dân Nhật Bản sử dụng phương tiện công cộng vẫn rất lớn. Đơn giản vì giao thông công cộng vừa thuận tiện và vừa rẻ. |