Tháng 8/2022 phải hoàn thành rà soát mỏ cát thi công cao tốc khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long

QUÝ NGUYỄN
Chia sẻ

Giaothonghanoi - Đây là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp lần thứ nhất Ban chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia trọng điểm ngành giao thông vận tải (GTVT).

Thang 8/2022 phai hoan thanh ra soat mo cat thi cong cao toc khu vuc Dong bang Song Cuu Long - Hinh anh 1
 Cát sông là vật liệu đắp nền gần như duy nhất có thể khai thác để phục vụ 4 dự án cao tốc khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên Môi trường lập đoàn kiểm tra công tác cấp phép, khai thác các mỏ vật liệu xây dựng và báo cáo Ban chỉ đạo, Thủ tướng kết quả thực hiện trong tháng 8/2022. Trường hợp phát hiện các sai phạm, thu hồi ngay giấy phép và đề xuất xử lý trách nhiệm theo quy định.

Đối với các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Thủ tướng giao trong trong tháng 8/2022 cần phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát tổng thể các mỏ cát trong khu vực để có kế hoạch nâng công suất các mỏ đang khai thác, bổ sung các mỏ mới để đảm bảo nguồn cung cho các dự án đường bộ cao tốc tại khu vực ĐBSCL.

Trước đó, trong cuộc họp lần thứ nhất Ban chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia trọng điểm ngành, Thủ tướng đã dành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề bố trí, chuẩn bị mỏ vật liệu để triển khai các dự án đường bộ cao tốc, nhất là các dự án khu vực ĐBSCL.

Được biết, 4 dự án đường bộ cao tốc sẽ được triển khai đồng loạt tại khu vực ĐBSCL trong giai đoạn 2021 – 2025 là  cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, Mỹ An - Cao Lãnh và An Hữu - Cao Lãnh.

Tổng nhu cầu vật liệu đắp nền của 4 dự án này ước tính khoảng hơn 35,6 triệu m3. Trong đó, dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau cần khoảng 15 triệu m3; dự án cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng cần hơn 17,8 triệu m3; dự án Mỹ An - Cao Lãnh cần hơn 1,4 triệu m3 và dự án cao tốc An Hữu - Cao Lãnh cần hơn 1,3 triệu m3.

Với đặc thù địa chất ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long thì vật liệu đắp nền duy nhất có thể khai thác để phục vụ 4 dự án cao tốc trên là cát sông. Theo nghiên cứu thì tổng trữ lượng cấp phép các mỏ cát đang khai thác tại khu vực Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang là hơn 5,6 triệu m3. Sản lượng khai thác hàng năm có thể cung cấp cho các dự án khoảng 1,9 triệu m3/năm.

 

Tin liên quan